Trao đổi một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
Lượt xem: 232

Thông qua hoạt động kiểm tra đã giúp cho Công đoàn các cấp chấp hành tốt Điều lệ Công đoàn Việt Nam, quản lý tài chính công đoàn đảm bảo chặt chẽ, đúng nguyên tắc và quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động của UBKT Công đoàn các cấp cũng gặp không ít khó khăn, hầu hết cán bộ kiêm nhiệm nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thiếu chủ động, nghiệp vụ kiểm tra còn yếu. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra của công đoàn còn yếu, chất lượng và hiệu quả kiểm tra chưa cao; nhiều CĐCS chưa làm tốt công tác kiểm tra, việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra vẫn còn hạn chế, việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra cụ thể, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa đạt yêu cầu mong muốn. Công tác kiểm tra ở một số CĐCS chưa đi vào nề nếp, nhất là ở các CĐCS doanh nghiệp ngoài quốc doanh; phương pháp kiểm tra của công đoàn và uỷ ban kiểm tra các cấp chưa thật sự đổi mới.

 

Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Công đoàn, và hoạt động của UBKT đáp ứng yêu cầu mới hiện nay, các cấp công đoàn cần thực hiện đồng bộ một số nội dung và giải pháp sau:

Về nội dung:

Một là: Giúp cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ kiểm tra việc chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định của tổ chức Công đoàn. Kiểm tra việc tổ chức, phổ biến và triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp, kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt của Ban thường vụ, Ban chấp hành Công đoàn các cấp, việc xây dựng và triển khai các nội dung phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh, những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức lao động.

Hai là: Kiểm tra Công đoàn cùng cấp hay cấp dưới khi tổ chức, đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết và các quy định của Công đoàn. Đối với nội dung này yêu cầu các cấp công đoàn chủ động nắm tình hình, tìm hiểu và kiểm tra kịp thời các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm, thông qua kiểm tra phải được sử lý, giải quyết kịp thời, đúng quy trình và quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Ba là: Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản Công đoàn và hoạt động kinh tế công đoàn cùng cấp và cấp dưới. Nội dung này cần chú ý đến việc sử dụng tài chính, tài sản Công đoàn như thu kinh phí, đoàn phí Công đoàn, thực hiện nghĩa vụ trích nộp, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng các loại quỹ…việc chấp hành chế độ kế toán HCSN trong các đơn vị kế toán công đoàn.

Bốn là: Giúp cho Ban chấp hành, Ban thường vụ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đối với nội dung này yêu cầu ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp làm tốt nhiệm vụ giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tổ chức thực hiện công tác tiếp đoàn viên công đoàn và CNVCLĐ, xử lý giải quyết và tham gia giải quyết các khiếu nại tố cáo đảm bảo đúng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và pháp luật Nhà nước về khiếu nại, tố cáo.

Năm là: Công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn các cấp yêu cầu phải đổi mới về nội dung, phương pháp hoạt động của kiểm tra theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường biên soạn những tài liệu có liên quan đến công tác kiểm tra công đoàn, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên đối với cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn các cấp.

Về giải pháp:

1. Tăng cường hoạt động và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra công đoàn và hoạt động của UBKT Công đoàn, để công tác kiểm tra thực sự trở thành công cụ quan trọng của lãnh đạo quản lý, kết quả kiểm tra phải được đánh giá khách quan, trung thực về tuân thủ pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng thời tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác kiểm tra và nhiệm vụ của UBKT Công đoàn, sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra của Công đoàn.

2. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác kiểm tra. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải luôn đảm bảo tính thống nhất từ khâu tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra đến khâu đưa ra các kết luận kiểm tra; kết quả thực hiện kiểm tra phải đánh giá được tính hiệu quả và tính hiệu lực trong quản lý và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

3. Hoạt động kiểm tra phải luôn linh hoạt, đổi mới phương pháp, quy trình kiểm tra, cải tiến tổ chức hoạt động các đoàn kiểm tra. Công tác kiểm tra cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, vận dụng đồng bộ và sáng tạo các hình thức kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ, các phương pháp kiểm tra trực tiếp, gián tiếp... đồng thời hàng năm cần được được nghiêm túc tổng kết đánh giá về hiệu quả để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, có phương hướng tốt hơn.

4. Tổ chức sắp xếp đủ về số lượng và chất lượng cán bộ UBKT Công đoàn, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra phải là những người có năng lực chuyên môn cao, có kiến thức tương đối toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội; đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cán bộ làm công tác kiểm tra phải có đạo đức nghề nghiệp, công tâm trung thực, khách quan và mạnh dạn đấu tranh với các hành vi vi phạm. Cùng với quá trình đổi mới, cán bộ làm công tác kiểm tra phải luôn tự học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

 


 Tác giả: Đoàn Việt Trung (LĐLĐ tỉnh Lào Cai)

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập